VAI TRÒ CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VIỆT-PHÁP TRONG NGÀNH CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VIỆT NAM
BS NGUYỄN QUÝ KHOÁNG*
I-MỤC ĐÍCH
Tiếp theo bài “Lịch sử Hội ĐQ và YHHN Việt Nam” do GS-TS Phạm Minh Thông, Chủ tịch Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam phát biểu trong hội nghị ĐQ và YHHN toàn quốc lần thứ XX được tổ chức tại Hà Nội ngày 19 và 20 tháng 8 năm 2018, tôi đề nghị chúng ta cùng nhau ôn lại vai trò của chương trình hợp tác Việt-Pháp trong Y khoa Việt Nam và xem nó ảnh hưởng thế nào đến ngành CĐHẢ của chúng ta.
II-NGUỒN GỐC CỦA CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC PHÁP-VIỆT TRONG Y KHOA
Theo GS-BS Trần Đông A, năm 1988, cố GS Francois De Paillerets, nguyên khoa trưởng Đại học Y Khoa Xavier Bichat Paris đã qua dự Hội nghị về sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng 2 (bệnh viện Grall cũ) và đã gặp cố Viện sĩ-TS-BS Dương Quang Trung, lúc đó đang là Giám đốc Sở Y Tế Tp HCM kiêm Hiệu trưởng Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng CBYT (CUF= Centre universitaire de formation des professionnels de Santé), nay là ĐHYK Phạm Ngọc Thạch.
Cả hai đã nhận định Y tế Việt Nam đang trong tình trạng cực kỳ khó khăn vì lúc đó, Việt Nam còn bị bao vây cấm vận, chẳng những do thiếu trang thiết bị, thuốc men mà còn do thiếu kiến thức Y khoa hiện đại. Từ đó, hai ông đã ký kết sơ khởi một chương trình phối hợp đào tạo giữa Sở Y tế Paris và Sở Y tế thành phố HCM. Chương trình được thử nghiệm đầu tiên với ngành Nhi khoa bằng cách tuyển chọn 2 bác sĩ trẻ thuộc bộ môn Nhi của ĐHYK Phạm Ngọc Thạch (BS Trần thị Mộng Hiệp) và ĐHYD thành phố Hồ Chí Minh (BS Huỳnh thị Duy Hương) đi tiên phong làm nhiệm vụ nội trú (FFI= Faisant Fonction d’Interne) tại các trung tâm trường-viện (CHU= Centre Hospitalo-Universitaire) ở Paris trong niên khóa 1989-1990.
Năm 1990, sau chuyến viếng thăm của BS Bernard Kouchner, quốc vụ khanh phụ trách nhân đạo của Cộng Hòa Pháp, một chương trình hoàn chỉnh đặt tên là chương trình Grall bao gồm việc tái thiết bệnh viện Nhi đồng 2 với các trang thiết bị hiện đại cho khu phòng mổ và hồi sức và chương trình FFI để đào tạo các bác sĩ Nhi khoa được ký kết giữa Sở Y tế Paris và Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1993, sau chuyến viếng thăm của tổng thống Pháp Francois Mitterand, chương trình FFI đã được nhân rộng cho các chuyên ngành khác như Ngoại khoa, Gây mê hồi sức, Sản phụ khoa, Nội khoa, Tai Mũi Họng, Chẩn đoán hình ảnh v…v và một văn bản chính thức đã được ký kết giữa hai chính phủ vào tháng 2 năm 1993.
Nếu nói rằng Viện sĩ Dương Quang Trung là cầu nối cho sự hợp tác Việt Pháp về Y khoa nói chung thì GS Hoàng Kỷ cùng các Ban Chấp hành Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam của nhiều nhiệm kỳ từ 1990 đến nay cũng như Bộ môn CĐHẢ của hai trường Đại học Y Hà Nội và ĐHYK Phạm Ngọc Thạch Tp HCM đã cố gắng củng cố sự hợp tác này. Các cá nhân được giao trách nhiệm phụ trách việc này:Về phía Pháp, lúc đầu là GS Philippe Devred, sau đó là GS Michel Panuel. Còn về phía VN, ở miền Bắc là PGS Nguyễn Duy Huề sau đó là GS Phạm Minh Thông, ở miền Trung lúc đầu là PGS Hoàng Minh Lợi, sau đó là PGS Lê Trọng Khoan, ở miền Nam là BS Nguyễn Qúy Khoáng.
VS-TS-BS Dương Quang Trung (1928-2013). GS Hoàng Kỷ (1929-2015)
Chương trình, chưa có tiền lệ, bao gồm các hoạt động trải dài trên hai niên khóa đại học: 11 tháng tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc thủ đô Hà Nội và 13 tháng tại Pháp (ở Paris hay một tỉnh khác).
A-Chương trình 11 tháng tại Việt Nam gồm 2 học phần:
1/ Đào tạo và tuyển lựa do các GS CĐHẢ Pháp: Mỗi năm, có 3 đợt huấn luyện, mỗi đợt gồm hai GS Pháp thuộc các chuyên khoa sâu khác nhau như: CĐHẢ hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa gan-mật, hệ tiết niệu-sinh dục, hệ cơ-xương-khớp, Nhi khoa. Hai GS giảng trong 4 tuần liên tiếp chia ra cho 2 thành phố lớn: Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Các giáo sư này đều là hội viên của tổ chức GREF (Groupe des Radiologues Enseignants d’expression Francaise) và được GREF phân công qua Việt Nam.
Lễ tiễn và tặng quà cho 2 GS P.Dosseur (người đứng ngoài bìa bên phải) và D.Sirinelli (người thứ 4 tính từ bên phải) sau đợt giảng và tuyển các bác sĩ đi làm FFI (tại ĐHYK Phạm Ngọc Thạch Tp HCM năm 2001).Người thứ 3 từ bên phải là BS Nguyễn Anh Tuấn, hiện là TổngThư ký Hội CĐHẢ Tp HCM.
Sau 2 tuần lễ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp, không có thông dịch, các GS cho thi viết và thi vấn đáp. Các BS học viên nào có điểm cao nhất sẽ được tuyển.
Ở mỗi miền: Bắc, Trung, Nam, có khoảng 2 đến 3 bác sĩ được chọn đi FFI mỗi năm.
Năm 2004, GS J.M.Tubiana đã đến Hà Nội giảng dạy và tuyển chọn các bác sĩ trẻ Việt Nam đi làm nội trú tại Pháp.
2/ Bồi dưỡng tiếng Pháp
2a- do các giáo sư ngoại ngữ của Hiệp hội trường học Không biên giới của Pháp (sau này do IDECAF) phụ trách.
2b- Thật ra, trong miền Nam, ngày từ khi các sinh viên đậu kỳ thi tuyển vào năm thứ nhất Y khoa tại Trung Tâm đào tạo CBYT (nay là ĐHYK Phạm Ngọc Thạch), các em đã được chọn học sinh ngữ Anh hay Pháp. Trường đã lập 2 phòng “lab”về sinh ngữ với đầy đủ phương tiện nghe nhìn để các em đến luyện nghe và nói khi không có tiết học Y. Trong chương trình học, các em được học tiếng Pháp hàng tuần từ năm Y1 đến Y6 và trình luận văn bằng tiếng Pháp vào cuối năm Y6.
Viện sĩ Dương Quang Trung (người đứng giữa) chụp hình kỷ niệm với các sinh viên Y6 trong ngày trình luận văn bằng tiếng Pháp tại ĐHYK Phạm ngọc Thạch
B-Chương trình 13 tháng tại Pháp cũng gồm 2 học phần:
1/ Một tháng trong một gia đình tự nguyện người Pháp nhằm mục đích đào tạo cho các nội trú tương lai thích hợp với lối sống của người Pháp trước khi nhận nhiệm vụ trong các trung tâm Trường-Viện (CHU), thường bắt đầu vào tháng 10 hàng năm. Phụ trách việc điều phối này là Hội bạn hữu Công giáo Việt Nam- Cam Bốt- Lào (Fraternité Chrétienne avec le Viêt Nam- Cambodge- Laos) mà Chủ tịch hội của Pháp quốc là Bà Veronica Turpin (đã mất) và Chủ tịch vùng Bretagne là Ông Henri Lê Tuệ (đã mất). Nhiệm vụ của Hội này như sau:
a/ Đón đoàn FFI VN từ phi trường Charles de Gaulle đưa về trụ sở ở Paris.
b/ Chiêu đãi bữa cơm trưa VN tại Paris.
c/ Họp mặt buổi chiều:
- Hỗ trợ mua bảo hiểm Y tế cho nửa tháng đầu chưa đi làm (15-31/10).
- Hỗ trợ sinh hoạt phí (700 Euros/ BS cho nửa tháng đầu chưa đi làm).
- Tổ chức người đưa ra sân gare, mua vé TGV cho FFI về các tỉnh.
Hội bạn hữu Công giáo Việt Nam-Cam Bốt-Lào tổ chức cho các BS FFI đi thăm vùng Bretagne tại Pháp năm 2004.
Người đứng thứ 5 tính từ bên trái ở hàng đầu là BS Nguyễn Quang Trọng hiện là tổng thư ký của Hội Siêu âm Việt Nam (VSUM)
2/ 12 tháng làm nhiệm vụ nội trú, người BS học viên được đào tạo cả về lý thuyết lẫn thực hành và hoàn tất chứng chi đào tạo chuyên khoa (AFS= Attestation de formation spécialisée). Các BS FFI có lương tháng khá hậu hĩnh (nếu so sánh với lương của BS tại Việt Nam cùng thời đó). Sau vài năm trở về Việt Nam công tác, BS học viên có thể được mời qua Pháp lần 2 để hoàn tất chứng chỉ đào tạo chuyên khoa sâu (AFSA= Attestation de formation spécialisée approfondie) còn gọi là FFI cấp 2 (FFI 2e niveau) với thời gian từ 6 tháng đến 1 năm.
Vì vậy, năm thứ nhất trải qua tại thành phố Hồ Chí Minh (gồm cả các BS từ Nha Trang đến các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ) hoặc Hà Nội (gồm cả các BS từ Đà Nẵng ra đến các tỉnh miền Bắc) làm cho năm thứ hai tại Pháp trở nên hiệu quả hơn.
Các tân nội trú mau chóng hòa nhập vào các công tác tại các bệnh viện tại Pháp hơn những đồng nghiệp tiền nhiệm khi chưa có chương trình này.
BS Trần Vĩnh Nguyên Dung (ở giữa) làm việc tại khoa CĐHẢ của CHU Nord de Marseille do GS Michel Panuel (ở bìa bên phải) phụ trách năm 2008.
BS Hồ Hoàng Thảo Quyên ( hàng 1, bìa ngoài bên trái) chụp chung với toàn khoa của GS Guy Frija (hàng 1, người ngồi ngay giữa) tại Hôpital Européen Georges Pompidou (HEGP) năm 2010.
Như thế, chương trình này đã đáp ứng tốt những yêu cầu và mong muốn cải thiện chất lượng của các bác sĩ trẻ Việt Nam đã được đề ra trong nghị quyết của Đại Hội VI. Chính vì thế mà lập tức đã có những tiếng vang nhất định trong dư luận quần chúng: Những cuộc phỏng vấn về chương trình, về hoạt động cùng hình ảnh các giáo sư Pháp đang giảng dạy xuất hiện liên tục trên các trang nhất của nhiều báo chí Việt Nam ngay từ khi chương trình FFI bắt đầu. Xin đơn cử theo thứ tự thời gian:
- Phỏng vấn GS-BS Trần Đông A ngay khi từ Pháp trở về với hình ảnh của GS A.Bourillon và C.Olivier ngày 15 tháng 12 năm 1990.
- Phỏng vấn VS-TS-BS Dương Quang Trung, người đồng sáng lập chương trình hợp tác Việt-Pháp về Y khoa với GS De Paillerets nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6 năm 1991.
- Phỏng vấn GS-BS Trần Đông A về kết quả chương trình sau 3 năm nhân dịp tổng thống Pháp sang thăm Việt Nam ngày 26 tháng 3 năm 1993.
- Phỏng vấn GS De Paillerets ngày 6 tháng 4 năm 1994 về tương lai của chương trình FFI nhân hội thảo Việt-Pháp về đào tạo Y khoa tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
- Báo Nhân Dân đã đăng trên trang nhất ngày 24 tháng 9 năm 1994 việc GS-BS Trần Đông A, người phụ trách phía Việt Nam của chương trình FFI, đã được Hội đồng quốc gia Đại học Pháp và Tổng thống Pháp phong hàm Giáo sư.
Vậy năm 1993 được coi như bước ngoặt của sự phát triển trong việc phối hợp về Y khoa của hai nước như BS Alain Brunot đã viết trên tờ Bulletin de l’Ambassade năm 1993.
Thành công của chương trình FFI là nhờ 2 yếu tố:
-Một mặt là quan điểm ưu việt của những người đồng sáng lập: VS-TS-BS Dương Quang Trung và GS De Paillerets.
-Mặt khác là những cố gắng không mệt mỏi của những người chịu trách nhiệm cả hai phía Việt- Pháp dù đã gặp những khó khăn, cản trở nhất định trong một số năm đầu.
Năm 2013 là năm kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp cũng là năm kỷ niệm 20 năm chương trình phối hợp đào tạo về Y khoa. Đại sứ Pháp Jean Noel Poirier trong trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam ngày 21 tháng 7 năm 2013 đã cho biết có khoảng 2000 bác sĩ Việt Nam thuộc mọi chuyên ngành từ các trung tâm Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ đã được đào tạo tại Pháp và nhiều người trong số này giữ các vị trí quan trọng trong các cơ quan Y tế Việt Nam hiện nay.
III-KẾT QUẢ CỦA HỢP TÁC VIỆT- PHÁP
A-Danh sách các bác sĩ CĐHẢ Việt Nam tu nghiệp tại Pháp (từ 1976 đến 2010) theo chương trình FFI của GREF.
Ville |
Etablissement |
Nom et prénom |
Naissance |
Sexe |
Poste |
Durée |
Année |
Lieu de stage |
|
1 |
Hanoi |
Hôp.Bach Mai |
HOANG KY |
1929 |
M |
Résident |
12m |
1976 |
Paris |
2 |
Hanoi |
Hôp. Viet Duc |
VU LONG |
1933 |
M |
M.attache |
8m |
1987 |
Rouen |
3 |
Hanoi |
Hôp. Huu Nghi |
HOANG DUC KIET |
1937 |
M |
M.attache |
12 |
1988 |
Rouen |
4 |
Hanoi |
Hôp. Viet Duc |
NGUYEN HOANG TUAN |
M |
FFI |
12 |
1988 |
Rouen |
|
5 |
Hanoi |
Hôp. Việt Đức |
HOANG XUONG |
M |
M.attache |
12 |
1990 |
Rouen |
|
6 |
Hanoi |
Hôp. Viet Duc |
PHAM MINH THONG |
1959 |
M |
FFI |
12 |
1990 |
Pr Plainfossé Broussais |
7 |
Hanoi |
Hôp. Viet Duc |
THANH LUONG THU HAI |
M |
FFI |
6 |
1990 |
Hautefeuille |
|
8 |
Hanoi |
Hôp. K |
DO DOAN THUAN |
1957 |
M |
FFI |
8 |
1991 |
Centre Paoli Calmette Marseille |
9 |
Hue |
Fac Médecine |
HOANG MINH LOI |
1955 |
M |
FFI |
12 |
1992 |
Henri Mondor |
10 |
Hanoi |
Hôp. Viet Duc |
NGUYEN DUY HUE |
1956 |
M |
FFI |
12 |
1993 |
Strasbourg |
11 |
Hanoi |
Hôp. Viet Duc |
PHAM MINH THONG |
1959 |
M |
Résident |
12 |
1993 |
Strasbourg |
12 |
Hanoi |
Hôp. Viet Duc |
DU DUC THIEN |
1955 |
M |
FFI |
12 |
1994 |
CHU Strasbourg |
13 |
HCMville |
Hôp. Pham Ngoc Thach |
LE HUU LINH |
1964 |
M |
FFI |
12 |
1994 |
Chevilly-Larue |
14 |
HCMville |
Hôp. Trung Vuong |
TRAN THI KIM THAN |
1955 |
F |
FFI |
12 |
1994 |
CHU Nantes |
15 |
Hanoi |
Hôp. Viet Duc |
BUI VAN LENH |
1957 |
M |
FFI |
13 |
1995 |
Pr Lemaitre CHU de Lille |
16 |
HCMville |
Hôp. Cho ray |
HUYNH DUC LONG |
1955 |
M |
FFI |
13 |
1995 |
Strasbourg |
17 |
Hue |
Hôp. central |
LE TRONG KHOAN |
1957 |
M |
FFI |
13 |
1995 |
Pr Panuel Marseille |
18 |
Hanoi |
Hôp. Huu Nghi |
NGUYEN QUOC DUNG |
1961 |
M |
FFI |
18 |
1995 |
Pr Joffre/ CHU Toulouse Rangueil |
19 |
Hue |
Hôp. central |
NGUYEN THI THUY HANG |
1962 |
F |
FFI |
13 |
1995 |
Strasbourg |
20 |
Hanoi |
Hôp. E |
NGUYEN VAN SON |
1958 |
M |
FFI |
13 |
1995 |
Pr Tran Minh CHU Lyon |
21 |
HCMville |
Hôp. Nhan dan Gia Dinh |
ONG KIEN HUY |
1954 |
M |
FFI |
13 |
1995 |
Pr Deramond Amiens |
22 |
HCMville |
Hôp. Nhan dan Gia Dinh |
PHI ICH NGHI |
1954 |
M |
FFI |
12 |
1995 |
CHU de Reims |
23 |
HCMville |
Hôp. pédiatrique n°1 |
TRUONG HIEU NGHIA |
1962 |
M |
FFI |
13 |
1995 |
Pr Rouleau/ Tours |
24 |
HCMville |
Hôp. Binh Dan |
DANG DINH HOAN |
1959 |
M |
FFI |
13 |
1996 |
Pr Ménanteau CHU Reims |
25 |
Hanoi |
Hôp. K |
NGUYEN DANG HA |
1959 |
M |
FFI |
12 |
1996 |
Nantes |
26 |
Hanoi |
Hôp. Viet Duc |
NGUYEN DUY HUE |
1956 |
M |
Résident |
6 |
1996 |
CentrelaRoseraie Aubervilliers |
27 |
Haiphong |
Hôp. Viet Tiep |
NGUYEN QUOC HUNG |
1950 |
M |
FFI |
13 |
1996 |
Pr Ledosseur CHU Rouen |
28 |
HCMville |
Hôp. Nguyen Tri Phuong |
TA QUANG LUYEN |
1960 |
M |
FFI |
13 |
1996 |
Pr Devred, Marseille |
29 |
Hanoi |
Hôp. Bach mai |
BUI VAN GIANG |
1970 |
M |
FFI |
12 |
1997 |
Pr Regent, CHU Nancy |
30 |
HCMville |
Centre d'oncologie |
LE HONG CUC |
1963 |
F |
FFI |
12 |
1997 |
Pr Menanteau, CHU Reims |
31 |
Hue |
Hôp. central |
NGUYEN PHUOC BAO QUAN |
1964 |
M |
FFI |
12 |
1997 |
Pr Lacour, CHU Reims |
32 |
HCMville |
Hôp. Cho ray |
NGUYEN CONG MINH |
1953 |
M |
FFI |
12 |
1997 |
Paris |
33 |
Hue |
Hôp. central |
NGUYEN PHUOC BAO QUAN |
1964 |
M |
FFI 2è niv |
3 |
1997 |
CH St-Philibert |
34 |
HCMville |
Hopital An Binh |
NGUYEN QUY KHOANG |
1949 |
M |
Maitre de Confer. |
4mx3 |
1997, 1998, 1999 |
CHU Nancy |
35 |
Hanoi |
Hôp. E |
NGUYEN VAN SON |
1958 |
M |
FFI |
1 an |
1997 |
CHU de Dijon |
36 |
HCMville |
Hôp. An Binh |
NGUYEN VAN THANH |
1957 |
M |
FFI |
12 |
1997 |
PrBourjat, Strasbourg |
37 |
HCMville |
Centre médicale Hoa Hao |
PHAM CHI TOAN |
1969 |
M |
FFI |
6 |
1997 |
Paris |
38 |
Hanoi |
Hôp. Huu Nghi |
PHAM DUC HIEP |
1970 |
M |
FFI |
13 |
1997 |
Pr Régent CHU Nancy |
39 |
Hue |
Hôp. central |
PHAN TRONG AN |
1953 |
M |
FFI |
12 |
1997 |
Pr Déramond, CHU Amiens |
40 |
Hanoi |
Inst. de Pédiatrie |
TRAN PHAN NINH |
1971 |
M |
FFI |
12 |
1997 |
Pr Le Dosseur, CHU de Rouen |
41 |
HCMville |
Centre d'oncologie |
DO BINH MINH |
1962 |
F |
FFI |
12 |
1998 |
CHU Dijon |
42 |
Hanoi |
Hôp. K |
DO DOAN THUAN |
1957 |
M |
FFI |
3 |
1998 |
Pr Kastler, CHU Besançon |
43 |
Hanoi |
Hôp. Huu Nghi |
NGUYEN HONG HOA |
1964 |
F |
FFI |
12 |
1998 |
CHU Reims |
44 |
HCMville |
Hôp. An Binh |
NGUYEN VAN THANH |
1957 |
M |
FFI |
1 an |
1998 |
CHU Strasbourg |
45 |
Hanoi |
Hôp. Huu Nghi |
TRAN HAI DANG |
1965 |
M |
FFI |
12 |
1998 |
CHU Reims |
46 |
HCMville |
Hôp. An Binh |
TRAN VAN KIEN |
1963 |
M |
FFI |
12 |
1998 |
Hôp. Kremlin Bicêtre |
47 |
HCMville |
Faculté médecine |
VO TAN DUC |
1964 |
M |
FFI |
12 |
1998 |
Marseille La Timone |
48 |
Hanoi |
Fac. Médecine |
DU DUC CHIEN |
1973 |
M |
FFI |
12.5 |
1999 |
CHU Amiens-Pr. Deramond |
49 |
HCMville |
Centre d'oncologie |
NGUYEN BUI HONG PHUONG |
1967 |
F |
FFI |
12.5 |
1999 |
Marseille - Pr.Panuel |
50 |
Vung Tau |
Hôp.LÊ LƠI |
NGUYEN HOANG BICH |
1958 |
M |
FFI |
12m |
1999 |
H. Jeanne d'Arc, Toul, Nancy |
51 |
HCMv |
Hôp Nhi Dong 1 |
NGUYEN HUU CHI |
1965 |
M |
FFI |
12m |
1999 |
Saint Etienne |
52 |
HCMville |
Ctr. Santé-3èArr. |
NGUYEN THAI |
1965 |
M |
FFI |
12.5 |
1999 |
CHU de Strasbourg- |
53 |
Hanoi |
Institut. de Pédiatrie |
PHAM CHINH TRUC |
1972 |
M |
FFI |
12.5 |
1999 |
Chu Rouen |
54 |
HCMville |
Hôp. Nhan dan Gia Dinh |
PHI ICH NGHI |
1954 |
M |
FFI 2è niv |
12 |
1999 |
Nancy |
55 |
HCMville |
Hôp. Nguyen Tri Phuong |
TA QUANG LUYEN |
1960 |
M |
FFI 2è niv |
6m |
1999 |
CHU Caen |
56 |
HCMville |
Centre MEDICON |
VO ANH TAI |
1962 |
M |
FFI |
12.5 |
1999 |
CHU Nîmes-Pr. Lopez |
57 |
Haiphong |
Hôp. Viet Tiep |
DO VAN RAN |
1951 |
M |
FFI |
3m |
2000 |
CHU rouen |
58 |
Hanoi |
Hôp. Huu Nghi |
NGUYEN QUOC DUNG |
1961 |
M |
FFI 2è niv |
6m |
2000 |
APHP-Hôp. Henri Mondor |
59 |
HCMville |
Hôp. Nhan dan Gia Dinh |
ONG KIEN HUY |
1954 |
M |
FFI 2è niv |
6m |
2000 |
Lyon |
60 |
HCMville |
Hôp.pédiatrique n°1 |
TRUONG HIEU NGHIA |
1962 |
M |
FFI 2è niv |
1an |
2000 |
Marseille |
61 |
Hanoi |
Fac. Médecine |
PHAM HONG DUC |
1972 |
M |
FFI |
12,5m |
2001 |
CHU de Reims |
62 |
Hanoi |
Hôp. Bach Mai |
PHAM MINH THONG |
1959 |
M |
Chef clinique |
4 m |
2001 |
CHU d'Amiens |
63 |
Hanoi |
Hôp. Bach mai |
BUI VAN GIANG |
1970 |
M |
FFI |
1 an |
2002 |
CHU Toulouse |
64 |
HCMville |
Centre d'Urgences |
DINH MINH TRONG NGHIA |
1962 |
M |
FFI |
12,5m |
2002 |
Paris -Hôp. de la Conception |
65 |
Da nang |
Hôp. Général |
HO XUAN TUAN |
1969 |
M |
FFI |
12.5 |
2002 |
CHU de Nîmes |
66 |
HCMville |
Centre d'oncologie |
LE HONG CUC |
1963 |
F |
FFI |
12 |
2002 |
PrAlain Roche-Institut Gustave Roussy |
67 |
Hanoi |
Fac. Médecine |
LE THANH DUNG |
1973 |
M |
FFI |
12,5m |
2002 |
CHU d'Amiens |
68 |
HCMville |
Hôp. pédiatrique n°1 |
NGUYEN ANH TUAN |
1973 |
M |
FFI |
12,5m |
2002 |
Hôpitaux de Tours |
69 |
Da nang |
Hôp. C |
PHAN QUOC VAN |
1964 |
M |
FFI |
12.5 |
2002 |
CHU de Caen |
70 |
HCMville |
Hôp. Nhan dan Gia Dinh |
PHI ICH NGHI |
1954 |
M |
Resident |
12 |
2002 |
Caen |
71 |
Hanoi |
HôpViet-Cuba |
TRAN HAI DANG |
1956 |
M |
FFI |
12 m |
2002 |
CHU Montpellier |
72 |
HCMville |
Fac médecine |
HO HOANG PHUONG |
1977 |
M |
FFI |
6m |
2003 |
LaTimone-Marseille |
73 |
Hue |
Hôp central |
NGUYEN CONG QUYNH |
M |
FFI |
12.5 |
2003 |
CHU de Rennes |
|
74 |
Hanoi |
Fac. Médecine |
NGUYEN DUY HUE |
1956 |
M |
Résident |
3m |
2003 |
CHU de Nancy |
75 |
HCMville |
Hôp. Nhan dan Gia Dinh |
ONG KIEN HUY |
1954 |
M |
Attaché associé |
13 |
2003 |
CHU Amiens |
76 |
Hanoi |
Hôp. Huu Nghi |
PHAM DUC HIEP |
1970 |
M |
FFI |
6m |
2003 |
CHU de Nancy |
77 |
HCMville |
Hôpital An Binh |
TRAN THU PHUONG |
1968 |
F |
FFI |
6m |
2003 |
Hôp.Beaujon-Paris |
78 |
Hue |
Hôp central |
VO TRONG HAO |
M |
FFI |
12.5 |
2003 |
Hôp. Avicenne |
|
79 |
Hanoi |
Hôpital Viet Duc |
BUI QUANG HUYNH |
1975 |
M |
FFI |
12.5 |
2004 |
Hôpitaux de Toulouse |
80 |
Hue |
Fac Médecine |
HOANG MINH LOI |
1955 |
M |
Résident |
6 |
2004 |
CHU de Caen |
81 |
Hanoi |
Faculté de Méd |
LE TUAN LINH |
1977 |
M |
FFI |
12.5 |
2004 |
CHRU de Lille |
82 |
Hanoi |
Hôpital Viet Duc |
NGUYEN DINH HUONG |
1976 |
M |
FFI |
12.5 |
2004 |
CHU de Nîmes |
83 |
HCMville |
Hôpital An Binh |
NGUYEN QUANG TRONG |
1964 |
M |
FFI |
12.5 |
2004 |
CHU de Rennes |
84 |
Hanoi |
Hôpital Viet Duc |
PHAM HUU KHUYEN |
1976 |
M |
FFI |
12.5 |
2004 |
CHU de Rennes |
85 |
HCMville |
Hôpital An Binh |
TRAN VAN KIEN |
1963 |
M |
FFI |
6 |
2004 |
Hôpital St-Antoine |
86 |
HCMville |
Faculté médecine |
VO TAN DUC |
1964 |
M |
FFI |
12 |
2004 |
CHUClermont-Ferrand |
87 |
HCMville |
Hôpital 115 |
VO THI MINH NGUYET |
1977 |
M |
FFI |
12.5 |
2004 |
CHU de Reims |
88 |
Hanoi |
Faculté de Méd |
VU DANG LUU |
1976 |
M |
FFI |
12.5 |
2004 |
Hôpitaux de Toulouse |
89 |
HCMville |
Fac médecine |
HO HOANG PHUONG |
1977 |
M |
FFI |
12.5 |
2005 |
Hôp. Saint Antoine |
90 |
HCMville |
Hôpital d'Oncologie HCMville |
NGUYEN BUI HONG PHUONG |
1967 |
F |
FFI |
6 m |
2005 |
Hôpital Beaujon |
91 |
Hue |
Hôpital central |
NGUYEN CAO THUY TRANG |
1971 |
F |
FFI |
12.5 |
2005 |
Marseille |
92 |
Hanoi |
Hôpital Viet Duc |
NGUYEN DINH MINH |
1975 |
M |
FFI |
12.5 |
2005 |
CHU de Rennes |
93 |
HCMville |
Ctr santé Arrondiss. 3 |
NGUYEN THAI |
1965 |
M |
FFI |
6 m |
2005 |
CHU de Bordeaux |
94 |
Hanoi |
Fac. Médecine |
NGUYEN THE HUNG |
1977 |
M |
FFI |
12.5 |
2005 |
CHRU de Lille |
95 |
Hanoi |
Hôp Viet Duc |
NGUYEN TRONG SON |
1976 |
M |
FFI |
12.5 |
2005 |
CHU de Nîmes |
96 |
HCMville |
Hôp. Nhan dan Gia Dinh |
PHI ICH NGHI |
1954 |
M |
Résident |
12 |
2005 |
CHU Nancy |
97 |
HCMv |
Fac. médecine - HCMV |
DANG NGUYEN TRUNG AN |
1980 |
M |
FFI |
12 m |
2008 |
Clermont |
98 |
Hanoi |
Hôp Saint Paul |
DINH TRUNG THANH |
1980 |
M |
FFI |
12 |
2008 |
CH de Saint-Brieuc |
99 |
Haiphong |
Hôp Viet Tiep HAI PHONG |
HOANG DUC HA |
1978 |
M |
FFI |
12 m |
2008 |
Marseille |
100 |
Hanoi |
Fac. Médecine-HUE |
HOANG THI NGOC HA |
1978 |
F |
FFI |
12 m |
2008 |
Marseille |
101 |
Hanoi |
Hôp Bach Mai HANOI |
LE VAN KHANG |
1978 |
M |
FFI |
12 m |
2008 |
CHRU de Lille |
102 |
Hanoi |
Fac. Médecine HANOI |
NGO LE LAM |
1979 |
M |
FFI |
12 m |
2008 |
Nîmes |
103 |
HCMville |
Hôpital Nhi Dong 1 |
NGUYEN ANH TUAN |
1973 |
FFI |
6 m |
2008 |
CHU de Nancy |
|
104 |
HCMville |
Hôp. pédiatrique n°1 |
NGUYEN ANH TUAN |
1973 |
M |
FFI |
12,5m |
2008 |
CHU de Nancy |
105 |
HCMv |
Hôp Nhi Dong 1 |
NGUYEN HUU CHI |
1965 |
M |
Attaché associé |
12m |
2008 |
Marseille |
106 |
Hanoi |
Hôp. Bach Mai |
NGUYEN XUAN HIEN |
1969 |
M |
FFI |
12 mois |
2008 |
CHU de Lille |
107 |
Hanoi |
Hôp. Bach Mai |
PHAM HONG DUC |
1972 |
FFI |
6 m |
2008 |
CHU de Reims |
|
108 |
HCMville |
CUF HCMV |
TRAN VINH NGUYEN DUNG |
1974 |
F |
FFI |
12 m |
2008 |
Hôpital Nordde Marseille |
109 |
Hai Phong |
Hôpital Viet Tiep HAI PHONG |
HOANG DINH HANH |
1982 |
M |
FFI |
12,5 m |
2009 |
CHU Marseille |
110 |
HCMv |
Fac med HCMv |
LAM XUAN NHA |
1982 |
F |
FFI |
12,5 m |
2009 |
Nimes |
111 |
HUE |
Fac méd HUE |
NGUYEN HUU THANH |
1982 |
M |
FFI |
12,5 m |
2009 |
Lille |
112 |
Hanoi |
Hôp Bach Mai |
NGUYEN NGOC TRANG |
1981 |
M |
FFI |
12,5 m |
2009 |
Clermont Ferrand |
113 |
Hanoi |
Hôp bach Mai |
TRAN ANH TUAN |
1979 |
M |
FFI |
6m |
2009 |
CHU de Reims |
114 |
HCMville |
Fac med HCM ville |
HO HOANG THAO QUYEN |
1979 |
F |
FFI 2e niveau |
6mx2 |
2009 |
Hôp.St Etienne et HEGP Paris |
Trong danh sách trên đây do chị Mai Anh, cán bộ chuyên trách hợp tác Y tế và phát triển xã hội tại Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội cung cấp (mà tôi đã chỉnh sửa và xếp gọn lại sau khi đã hội ý với một số Thầy và đồng nghiệp) chúng ta thấy số lượt người đi tu nghiệp là 114 nhưng số bác sĩ thật sự chỉ là 94 người (vì có 20 người tu nghiệp từ 2 đến 4 lần). Ngoài ra, các Thầy lớn như GS Hoàng Kỷ, GS Vũ Long, GS Hoàng Đức Kiệt đã tham gia chương trình hợp tác Việt Pháp này rất sớm (1976-1988) với cương vị thường trú (résident) hoặc “médecin attaché” để trao đổi các kinh nghiệm và thu thập thêm các kỹ thuật mới. Sau này, GS Vũ Long và GS Hoàng Đức Kiệt đã được Hội GREF bầu làm Phó Chủ tịch. Từ 1993 đến 2010, chương trình FFI đã được triển khai với 2 trình độ như chúng tôi đã trình bày ở trong phần II với 2 cấp : FFI cấp 1 (AFS) và FFI cấp 2 (AFSA) thường cách nhau một vài năm. Sau đó, có BS đã được mời đi thêm lần 3 hay lần 4 với tư cách “Attaché associé” hoặc “Chef clinique”. Có 3 BS được phong “Professeur associé” là PGS Nguyễn Duy Huề, PGS Hoàng Minh Lợi và BS Phí Ích Nghị. Có 1 BS được phong “Maitre de Conférences associé” là BS Nguyễn Qúy Khoáng.
BS Phí Ích Nghị trong ngày được phong “Professeur associé” tại CHU Nancy năm 2005
BS Nguyễn Qúy Khoáng được GS Jacques Roland, hiệu trưởng ĐHYK Nancy kiêm Chủ tịch các khoa trưởng các đại học Y khoa Pháp (Président des doyens des facultés de Médecine de France) mời làm “Maitre de conférences associé” các năm 1997, 1998, 1999.
B- Danh sách các bác sĩ CĐHẢ Việt Nam tu nghiệp tại Pháp (từ 2011 đến 2019) theo 2 dạng DFMS và DFMSA
Nom et Prénom |
Sexe |
Naissance |
Ville |
Etablissement d'origine |
Affectation |
Année |
|
1 |
DAM THUY Trang |
F |
1985 |
Hanoi |
Faculté de Médecine |
Lille |
2011-2012 |
2 |
NGUYEN Thi Thuy Trang |
F |
1984 |
Hue |
Faculté de Med et Phar. |
Lyon |
2011-2002 |
3 |
CHAU THI HIEN TRANG |
F |
1986 |
Hue |
Faculté de Médecine |
Amiens |
2012-2013 |
4 |
DUONG THI PHUONG CHI |
F |
1983 |
Hue |
Faculté de Médecine |
Lille |
2012-2013 |
5 |
NGUYEN DUY HUNG |
M |
1984 |
Hanoi |
Faculté de Médecine |
Lille |
2012-2013 |
6 |
NGUYEN THI NHU NGUYEN |
F |
1987 |
HCMV |
Faculté de Méd et Phar. |
Clermont Ferrand |
2012-2013 |
7 |
NGUYEN THI MINH TRANG |
F |
1987 |
HCMV |
Faculté de Méd et Phar. |
Clermont Ferrand |
2012-2013 |
8 |
NGUYEN THAI BINH |
M |
1983 |
Hanoi |
Hôpital de la faculté |
Paris-P et M Curie |
2012-2013 |
9 |
PHAN THI PHUONG DUNG |
F |
1982 |
Hue |
Hôpital central |
Clermont Ferrand |
2012-2013 |
10 |
NGUYEN THI THANH HUONG |
F |
1982 |
Hanoi |
Hôpital de Pédiatrie |
Angers |
2012-2013 |
11 |
LE NGUYET MINH |
F |
1985 |
Hanoi |
Hanoi, hop Bach Mai |
Clermont Ferrand |
2014-2015 |
12 |
NGUYEN NGOC CUONG |
M |
1983 |
Hanoi |
Hanoi, hop univ fac med |
Strasbourg |
2014-2015 |
13 |
NGUYEN QUYNH GIANG |
F |
1988 |
Hanoi |
Université de médecine |
Aix Marseille |
2014-2015 |
14 |
PHAM THI MINH TAM |
F |
1986 |
Haiphong |
Haiphong, Univ Med |
Paris - P et M Curie |
2014-2015 |
15 |
VU THI HAU |
F |
1987 |
Hanoi |
Hop universitaire UMH |
Clermont Ferrand |
2014-2015 |
16 |
NGUYEN NGOC TRANG |
M |
1981 |
Hanoi |
Hôpital Bach Mai |
Rouen |
2015-2016 |
17 |
VUONG THU HA |
F |
1088 |
Hanoi |
Université de Médecine |
Paris - P et M Curie |
2015-2016 |
18 |
NGO MINH TRI |
M |
1989 |
Hue |
Faculté de Méd et Phar. |
Aix - Marseille |
2015-2016 |
19 |
DO VIET ANH |
F |
1988 |
Hanoi |
Hôpital Viet-Duc |
Clermont Ferrand |
2016-2017 |
20 |
CHAU THI HIEN TRANG |
F |
1986 |
Hue |
Faculté de Méd et Phar. |
Lyon |
2016-2017 |
21 |
NGUYEN THANH VAN |
F |
1988 |
Hanoi |
Hôpital Viet-Duc |
Clermont Ferrand |
2017-2018 |
22 |
NGUYEN HUU AN |
M |
1990 |
Hanoi |
Hôpital Bach Mai |
Reims |
2018-2019 |
23 |
DO HUY HOANG |
M |
1990 |
Hanoi |
Hôpital Bach Mai |
Paris Sorbonne |
2018-2019 |
24 |
PHAM CHU HOANG |
M |
1988 |
Hanoi |
Hôpital universitaireUMH |
Rouen |
2018-2019 |
25 |
NGO DAC HONG AN |
M |
1991 |
Hue |
Hôpital universitaire |
Clermont Ferrand |
2018-2019 |
26 |
HOANG THI PHUONG THAO |
F |
1991 |
Hue |
Faculté de Méd et Phar. |
Clermont Ferrand |
2018-2019 |
27 |
PHAN NHAT ANH |
M |
1985 |
Hanoi |
Hôpital Viet-Duc |
Clermont Ferrand |
2018-2019 |
28 |
TRINH CONG THAO |
M |
1992 |
Hue |
Faculté de Méd et Phar. |
Strasbourg |
2018-2019 |
Kể từ năm 2010, vì sự phức tạp và tốn kém trong việc tuyển các ứng viên FFI như trước đây, chương trình xét tuyển bác sĩ đi FFI tại Pháp thay đổi hình thức tuyển chọn và đổi tên thành chương trình DFMS/ DFMSA (Diplôme de formation médicale spécialisée/Diplôme de formation médicale spécialisée approfondie). Việc xét tuyển thực hiện thông qua hồ sơ ứng viên và chứng chỉ tiếng Pháp DELF B2. Đây là một chương trình quốc gia của Pháp dành cho tất cả các bác sĩ nước ngoài. Trường đại học Y Strasbourg được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ ứng viên do các sứ quán Pháp và ứng viên gửi về. Họ không nhất thiết phải học DIU (Diplôme inter-universitaire) về CĐHẢ mới được đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên DIU về CĐHẢ giữa Pháp và Việt Nam giúp cho các giáo sư Pháp có thể xác định được các ứng viên tiềm năng cho chương trình DFMS/ DFMSA .
Cụ thể là:
1/ Chương trình xét tuyển các bác sĩ sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 10 năm trước và hạn nộp hồ sơ cuối cùng là ngày 15 tháng 1 sang năm.
Ví dụ: chương trình DFMS/DFMSA năm học 2019-2020 bắt đầu nhận hồ sơ từ tháng 10/2018 và hạn cuối là 15/1/2019. Bộ hồ số 1 được đăng trên website của trường Đại học Strasbourg.
2/ Chương trình dành cho hai đối tượng:
DFMS dành cho các ứng viên đang theo học một khóa sau đại học (nội trú, cao học, chuyên khoa) và cho đến ngày 1 tháng 11 sang năm, các ứng viên phải còn ít nhất hai kỳ học lâm sàng (semestre hospitalier) tức là 1 năm học trọn vẹn từ thời điểm đó trở về sau. Do đó, các ứng viên đang theo học các khóa 2 năm phải chú ý đăng ký vào đầu năm thứ nhất để đến thời điểm 1 tháng 11 sang năm vẫn còn trọn vẹn 1 năm học theo yêu cầu.
DFMSA dành cho các ứng viên đã có chứng chỉ hành nghề y tại Việt Nam của chuyên ngành mình xin theo học bên Pháp.
3/ Các ứng viên sẽ được Đại học Strasbourg thông báo trực tiếp kết quả xét tuyển hồ sơ số 1, sau đó hướng dẫn làm bộ hồ sơ số 2. Bồ hồ sơ số 2 nhằm đăng ký vào các trường Y phải gởi về đại học Strasbourg trước ngày 15 tháng 4 trong năm. Kết quả tuyển chọn chính thức sẽ được công bố vào tháng 7. Các bác sĩ được tuyển chọn sẽ sang Pháp vào ngày 1 tháng 11 và bắt đầu làm việc như bác sĩ nội trú từ ngày 5 tháng 11.
Vậy là theo diện này, đã có 28 bác sĩ Việt Nam được tu nghiệp tại Pháp từ năm 2011 đến năm 2019.
IV- CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC VIỆT-PHÁP KHÁC
A- Quan hệ với đồng nghiệp CĐHẢ Pháp qua quen biết cá nhân.
Quan hệ ở ngoài Bắc với Pháp trong ngành CĐHẢ bắt đầu chậm hơn Ngoại khoa 5 năm. Đây là do quan hệ của GS Tôn thất Tùng với BS Krivine ( Bệnh viện Eau Bonne). Trong một lần đến thăm Hà Nội năm 1987, BS Krivine có giới thiệu GS Vũ Long với GS Benozio ở Rouen nên GS Vũ Long đã được mời sang làm “médecin attaché” ở bệnh viện Charles Nicolle, chỗ GS Benozio phụ trách, Hết thời gian 8 tháng, GS Vũ Long đã đề nghị với GS Benozio mời tiếp GS Hoàng Đức Kiệt và BS Hoàng Xương.
B-Dự án Hợp tác Pháp-Việt Ngoại Thần kinh và Bác sĩ Hà Thị Thanh Tuyền
Năm 1990, với sự giúp đỡ của Pháp,VS Dương Quang Trung, Giám đốc Sở Y tế lúc đó. dự định thành lập viện Hệ thần kinh (Institut du Système Nerveux) tại BV Nhân Dân 115 Tp HCM nhằm phát triển ngành Ngoại Thần kinh (Ngoại Thần Kinh – Gây mê Thần Kinh – Hồi sức Thần kinh – Hình ảnh học Thần kinh) cho miền Nam Việt Nam vì đến thời điểm đó, Ngoại Thần kinh chỉ có ở BV Chợ Rẫy). Phụ trách phía Pháp là GS Fx Roux (Neurochirurgien, CHU Sainte-Anne, Paris), kế tiếp duy trì và phát triển dự án là GS Francoise Lapierre (Neurochirurgien, CHU Poitiers).
Phụ trách phía Việt Nam là BS Phùng Văn Đức (Trưởng khoa Ngoại Thần kinh BV Chợ Rẫy), BS Lê Điền Nhi ( Phó Giám Đốc BV 115 kiêm Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh BV 115), PGS-TS Võ Tấn Sơn, nguyên Hiệu trưởng ĐHYD cũng có thời gian tham gia dự án này (BS Tấn Sơn đã làm FFI Ngoại Thần kinh tại BV Poitiers với GS Lapierre).
Dự án này bắt đầu tìm kiếm nhân lực để đào tạo từ những năm 1989 – 1990, BS Hà thị Thanh Tuyền được các thầy giới thiệu đi làm FFI do sự đồng ý tiếp nhận trực tiếp từ CHU Sainte-Anne cũng như CHU Poitiers (không theo chương trình chọn FFI của GREF).
C- Chương trình giảng dạy tự nguyện của GS Jacques Clarisse.
Ngoài việc hợp tác với GREF để qua Việt Nam giảng dạy và tuyển các bác sĩ đi làm nội trú tại Pháp, GS Jacques Clarisse, nguyên trưởng khoa CĐHẢ của CHU Lille đã tổ chức đào tạo liên tục về CĐHẢ Thần kinh cho các bác sĩ Việt Nam ở Hà Nội, Huế và Tp HCM. Việc truyền bá kiến thức này đã kéo dài hơn 20 năm với kinh phí do ông đã bỏ ra, từ việc đi lại, ăn ở, in ấn tài liệu cũng như sách (được PGS-TS Nguyễn Thi Hùng, BS Phí Ích Nghị cùng cộng sự dịch). Chính vì thế mà ngày 1 tháng 12 năm 2018 vừa qua, ông đã được vinh danh tại ĐHYK Phạm Ngọc Thạch do Ban giám hiệu tổ chức với sự chứng kiến của Tổng lãnh sự Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hình trái: GS J.Clarisse (người thứ 2 tính từ bên trái),Tổng lãnh sự Pháp (người thứ 2 tính từ bên phải), PGS-TS Nguyễn Thi Hùng (ở giữa).
Hình phải: GS J.Clarisse cùng BS Hà Thị Thanh Tuyền, chuyên gia CĐHẢ Thần kinh.
D-Đào tạo Y khoa liên tục
Chương trình FFI đã giúp nâng cao trình độ của một số bác sĩ CĐHẢ biết tiếng Pháp còn các bác sĩ không rành tiếng Pháp, không tham gia được. Chính vì vậy mà tổ chức GREF đã kết hợp với Bộ môn chẩn đoán hình ảnh của Đại học Y Hà Nội và ĐHYK Phạm Ngọc Thạch mở các lớp đào tạo Y Khoa liên tục (EMC= Éducation médicale continue) về CĐHẢ do các GS Pháp giảng có kèm thông dịch viên. Nhờ đó, số bác sĩ CĐHẢ tham gia đông hơn, mỗi lớp từ 50 đến 100 người. Mỗi đợt kéo dài từ 2 đến 3 ngày, có cấp giấy chứng nhận cuối khóa.
E- Các ân nhân thầm lặng
Chúng ta không quên cảm tạ các bác sĩ từ Pháp đã thầm lặng qua Việt Nam để giúp cho ngành CĐHẢ những ngày còn non nớt:
1/ Về Siêu âm chẩn đoán, phải kể đến nhóm các bác sĩ thành phố Grenoble như BS Pierre Gilg và BS Gilles Blache về Siêu âm Sản phụ khoa, BS Marc Althuser về Siêu âm Tim mạch từ năm 1986 đến 1990.
BS PIERRE GILG (người thứ 5 tính từ bên phải) cùng VS DƯƠNG Q.TRUNG (đứng bên trái BS P.GILG), và BS PT.HẢI (đứng ngoài cùng bên trái)
Hình chụp tại cửa chính của TTCĐYK Medic năm 1989.
Từ trái qua phải: BS PT.HẢI, BS M.ALTHUSER, BS G.BLACHE, BS NQ.KHOÁNG.
2/ Về Cắt lớp vi tính, có BS Chantal Rambert từ Paris qua dạy tại Trung tâm đào tạo CBYT năm 1990 khi bệnh viện 115 mới có máy CT đầu tiên.
3/ Về X Quang, CT và siêu âm, chúng ta không thể nào quên một đàn anh thật dễ thương, BS Vương Thiên Lộc. Ông đã giúp đỡ Việt Nam nhiều năm từ ngay trước năm 1975 . Sau đó, ông đã tặng nhiều máy X Quang hiệu CGR cho các bệnh viện cũng như đưa máy siêu âm Ausonic vào thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng đã tháp tùng các giáo sư Pháp qua Việt Nam dự các Hội nghị Việt Pháp về CĐHẢ.
BS VT Lộc và BS PT Hải năm 1994. Máy Siêu âm Ausonic do BS Lộc tặng
BS VT Lộc và BS PT Hải (người thứ 3 và thứ 4 ở hàng đầu)
chụp hình kỷ niệm với các GS Việt Nam và Pháp đến thăm TTCĐYK Medic.
V- KẾT LUẬN
Nhờ chương trình hợp tác Việt Pháp về Y khoa mà trình độ các bác sĩ CĐHẢ Việt Nam tu nghiệp tại Pháp đã được nâng cao hẳn lên. Giờ đây nhiều bác sĩ đã trở thành giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ… và đang giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các bộ môn, trong các hội trên toàn quốc. Cũng nhờ thế mà các sinh viên, các bác sĩ đàn em đã được đào tạo bài bản và hiệu quả. Chương trình FFI được thay thế bằng DFMS, DFMSA vẫn tạo cơ hội học tập tại Pháp cho các bác sĩ có bằng DELF B2 tiếng Pháp và nộp hồ sơ đúng hạn qua ĐSQ Pháp hoặc qua trang web.
Hiện nay, Hội ĐQ-YHHN Việt Nam, Hội CĐHẢ Tp HCM mở rộng, Hội Siêu âm Việt Nam (VSUM) phát triển rất mạnh và đã được các hội quốc tế công nhận, bằng chứng là ngày 12/01/2019 vừa qua, WFUMB (Hội Siêu âm thế giới) đã công nhận VSUM cũng như hỗ trợ đào tạo trong tương lai cho các bác sĩ Siêu âm Việt Nam..
Chúng tôi xin cảm ơn tổ chức GREF, các giáo sư và giảng viên Pháp đã giúp đào tạo các bác sĩ Việt Nam. Chắc chắn, chúng tôi cũng không quên cảm ơn chính phủ Pháp, đặc biệt là Đại Sứ quán Pháp tại Hà Nội và Lãnh Sự quán Pháp tại Tp. HCM đã tạo mọi thuận lợi cho các bác sĩ Việt Nam trong việc du học tại Pháp.
Để kết thúc bài nay, tôi xin mượn lời kết của GS-BS Trần Đông A trong bài viết để tưởng niệm VS-TS-BS Dương Quang Trung:
“Tiếc rằng hai người đồng sáng lập chương trình FFI là VS-TS-BS Dương Quang Trung và GS Francois De Paillerets đều lần lượt đã ra đi trong tháng 6 năm 2013, chỉ cách nhau 3 tuần. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng dù đã ra đi về cõi Vĩnh Hằng, hai đồng sáng lập viên chắc chắn rất hài lòng vì thấy được chương trình FFI đã góp phần nâng cao trình độ cho nền Y tế Việt Nam mà mục đích tối hậu là phục vụ cho việc săn sóc sức khỏe nhân dân Việt Nam tại mọi miền Đất nước”.
Ghi chú: Xin cảm ơn
- Qúy GS Hoàng Đức Kiệt, GS Vũ Long, GS Phạm Minh Thông, PGS Nguyễn Duy Huề, PGS Hoàng Minh Lợi, TS Bùi văn Giang, TS Võ Tấn Đức, BS Phan Thanh Hải, BS Phí ích Nghị, BS Ông Kiến Huy, BS Nguyễn Phước Bảo Quân, BS Nguyễn Quang Trọng, BS Hà Thị Thanh Tuyền, BS Hồ Xuân Tuấn, BS Nguyễn Anh Tuấn, BS Nguyễn Hữu Chí, BS Trần Vĩnh Nguyên Dung, BS Hồ Hoàng Thảo Quyên, BS Hồ Hoàng Phương, BS Lê Hồng Cúc, BS Huỳnh Trường Xuân An, BS Nguyễn Thế Hiển.
-Qúy chị Trần Mai Anh, Đỗ thị Thu Linh.
đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin và hình ảnh .Tuy nhiên, vì phạm vi hạn chế của bài soạn này, chúng tôi chỉ chọn lọc một số hình thật ý nghĩa và rõ ràng mà thôi. Mong quý vị thông cảm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-VS-TS-BS Dương Quang Trung, người đồng sáng lập chương trình “làm nhiệm vụ nội trú FFI” với Cộng Hòa Pháp. (Bài viết của GS-BS Trần Đông A và PGS-TS-BS Trần thị Mộng Hiệp) trang 127-131 trong quyển: “Thầy thuốc nhân dân, VS-TS-BS Dương Quang Trung, nhân tâm và Y nghiệp” xuất bản năm 2014.
2- Lịch sử Hội ĐQ và YHHN trong Hội nghị ĐQ-YHHN toàn quốc lần thứ XX tại Hà Nội ngày 19 và 20 tháng 8 năm 2018, (bài báo cáo của GS-TS Phạm Minh Thông).
3- Liste des FFI et des DFMS/DFMSA de l’Ambassade de France à Hanoi. (Chị Trần Mai Anh của Đại Sứ Quán Pháp cung cấp).
4- Báo cáo 20 năm chương trình FFI/DFMS/DFMSA. (Chị Đỗ thị Thu Linh, Phòng Quan hệ quốc tế ĐHYK Hà Nội cung cấp).
5- Dự án Hợp tác Pháp-Việt Ngoại Thần kinh năm 1990 do Bác sĩ Hà Thị Thanh Tuyền kể lại.
(*) Nguyên Chủ tịch Hội CĐHẢ Tp Hồ Chí Minh.
Nguyên Chủ nhiệm Bộ Môn CĐHẢ Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Tp HCM.
Nguyên Giảng sư (Maitre de conférences) Đại học Y khoa Nancy, Pháp.